10 Nguyên Nhân Lông Mọc Nhiều Bất Thường Trên Cơ Thể

Nếu lông trên cơ thể bạn cứ liên tục mọc trở lại dù bạn đã nhổ, cạo, wax,…, khiến bạn rất đau đầu gây mất tự tin về ngoại hình và tình trạng lông mọc lại cứng hơn, đen hơn gây mất thẩm mỹ thì những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân.

1.Mất cân bằng nội tiết tố: Khoảng 10% phụ nữ mắc chứng rậm lông, một dạng rối loạn hormone khiến cơ thể nữ giới mọc nhiều lông như nam giới. Tình trạng này thường là hậu quả của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

2.Thời kỳ mãn kinh: Dù hiện tại nội tiết tố trong cơ thể bạn đang cân bằng, sự cân bằng này khó mà duy trì vĩnh viễn. Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ sẽ gây tình trạng mất cân bằng hormone, dẫn đến rụng tóc và mọc lông ở những bộ phận không mong muốn, như ở cằm hoặc ở mép.

3.Tăng cân: Tăng cân có thể làm tăng tiết testosterone, dẫn đến mọc nhiều lông ở những bộ phận không mong muốn. Chuyên gia cho biết bệnh béo phì làm tăng hàm lượng insulin trong cơ thể, từ đó kích thích sản sinh các hormone nam gây mọc lông. Béo phì cũng có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh tiểu đường.

4.Nang lông nhạy cảm: Nếu như bác sĩ không phát hiện ra bệnh lý bất thường nào gây tình trạng mọc lông bất thường của bạn, có thể nang lông của bạn quá nhạy cảm. Nang lông nhạy cảm phản ứng mạnh với cả mức testosterone bình thường, gây tình trạng mọc nhiều lông bất thường.

5.Thai kỳ: Giống như những thay đổi nội tiết tố khác diễn ra trong cuộc đời người phụ nữ, thai kỳ cũng có thể gây tình trạng mọc lông bất thường. Trong quá trình mang thai, những thay đổi hormone có thể khiến lông mọc nhanh, nhiều và rậm hơn.

6.Một số loại dược phẩm: Các loại thuốc như steroids, prednisone, hay danazol, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ là mọc lông bất thường. Khi bạn dừng sử dụng thuốc, tình trạng mọc lông bất thường sẽ tự động dừng lại.

7.Các vấn đề về tuyến giáp: Các vấn đề về tuyến giáp thường có liên quan đến tình trạng rụng tóc, nhưng chuyên gia cho biết nó cũng có thể gây tác động ngược lại. Bệnh về tuyến giáp có thể khiến cơ thể mọc lông ở những bộ phận bất thường.

8.Di truyền: Người thuộc một số sắc tộc có xu hướng nhiều lông hơn các sắc tộc khác. Những người sống ở vùng Địa Trung Hải hoặc những người có màu da tối hơn thường có nhiều râu và ria hơn.

9.Lạm dụng việc nhổ lông: Nhiều người cho rằng việc cạo lông sẽ khiến lông mọc lại nhanh và rậm hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhổ lông hay wax lông mới gây tình trạng này, vì các biện pháp này tác động trực tiếp đến nang lông.

10.Rối loạn tuyến thượng thận: Nếu bạn đột nhiên thấy cơ thể mọc nhiều lông bất thường, đó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tuyến thượng thận, được gọi là Hội chứng Cushing.

Để khắc phục tình trạng này bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống,theo dõi cân nặng, thay đổi lối sống, tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và nhận được đề xuất điều trị phù hợp.